Tháng ba năm 1961, thôn Giang Hạ.
Ngày nắng chói chang, mặt trời thiêu đốt, mặt đất như sắp bốc hơi, các thôn dân mệt mỏi vung cuốc.
“Trưởng thôn, đã sắp nửa tháng trời không mưa rồi, nơi này của chúng ta không bị khô hạn chứ?” Ông lão cầm cuốc vô cùng phiền muộn.
Trưởng thôn ngẩng đầu nhìn mặt trời, híp mắt lại: “Năm đó, tổ tiên chúng ta chọn nơi này định cư chính là nhìn trúng nơi này mưa thuận gió hoà. Đừng nghĩ nhiều như thế, mọi người lên tinh thần cày cuốc đi.”
Nói thì nói thế, thật ra trong lòng trưởng thôn không chắc lắm.
Mưa xuân quý như mỡ, không chỉ có thể làm không khí dễ chịu hơn, khiến cỏ cây phát triển, đất đai thức tỉnh, mà quan trọng hơn là có có thể cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào cho hạt lúa giống sinh trưởng vào mùa xuân.
Bây giờ là lúc gieo hạt, nhưng không có mưa, lại thêm tin tức khô hạn từ những tỉnh xung quanh truyền đến…
Ngay lúc tất cả mọi người im lặng cày cuốc, hai đứa trẻ ồn ào phá vỡ sự yên tĩnh.
“Ba, mọi người mau đến đây, chúng ta tìm được gì này.”
“Anh cả, mau gọi mấy chú bác khỏe mạnh khiêng heo rừng xuống đi, con này nặng quá chúng ta không khiêng được.”
Giọng nói líu ríu của trẻ con vang lên trong tai những người đang làm ruộng khiến tất cả mọi người chấn động.
“Nghe thấy con trai tôi nói gì trên sườn núi không?” Nhị Ngưu kéo tay áo người làm việc ở bên cạnh, không dám tin mà hỏi.
“Có… Hình như nói bắt được heo rừng!” Người bị hỏi cũng cảm thấy có lẽ mình nghe lầm.
Phải biết mặc dù xung quanh thôn Giang Hạ toàn là núi, tuy mùa xuân là mùa heo rừng sinh sản nhưng sao nó lại chạy đến trước núi, còn bị một đám nhóc bắt được.
Trưởng thôn không để ý những thôn dân chấn động cỡ nào, anh vội kêu mấy người đi cùng.
Cho dù bọn nhỏ nói có đúng không, nhưng những đứa trẻ đều ở trước núi, kiểu gì cũng phải đi xem một chuyến.
Thấy trưởng thôn rời đi, có mấy người không thích làm việc cũng thừa cơ đi theo sau.
Người trưởng thành đi rất nhanh, không bao lâu sau đã đến trước mắt mấy đứa nhỏ.
Trưởng thôn làm việc dứt khoát, đi vòng qua đám nhỏ nói chuyện không rõ ràng, hỏi em trai: “Đại Hỉ, vừa rồi các em nói bắt được heo rừng? Vậy heo đâu? Có phải các em đến sau núi rồi không?”
Đại Hỉ nhìn thấy anh dẫn người đi lên, cậu vui vẻ đi trước dẫn đường: “Chúng em không đi đến sau núi, heo rừng ở trong hố phía trước kìa. Chị Thanh Thanh dẫn theo mấy người trông chừng rồi.”
“Đúng đó chú trưởng thôn, chúng cháu gặp ở trước núi, đó là một con heo rừng thật to, còn to hơn ba cháu.” Con Tần Nhị Ngưu đen thui đứng bên cạnh nói thêm.
Thôn dân nghe cậu bé nói, chậm rãi đưa mắt nhìn ba cậu bé: Mặc dù hai năm nay không có nhiều thức ăn nhưng nhà họ Tần lại có nhiều của cải, Nhị Ngưu vẫn cường tráng như thế.
Heo rừng còn to lớn hơn Tần Nhị Ngưu… Nó lớn hơn bao nhiêu chứ!
Nếu chuyển con lợn kia xuống, chẳng phải bọn họ có thể được chia sao…
Thôn dân sờ bụng đã lâu chưa được ăn chất béo, vô cùng mong chờ, đi đường càng có sức hơn, chỉ chốc lát sau đã đến bờ hố mà Đại Hỉ nói.
Hố trước mắt không lớn, trước kia khi lương thực không đủ ăn, thợ săn trên núi đào hố ở đây. Song, sau này, thợ săn thấy không có con mồi nào rơi xuống hố, dần dần bị bỏ hoang.
Ở dưới đáy hố có rất nhiều lá cây rơi xuống, mà trên lá cây khô cạn kia có một con heo rừng lo lớn đang nằm sấp, lộ ra răng nanh vô cùng thô to, trợn mắt lên vô cùng dọa người.
“Trưởng thôn, con heo rừng này rơi xuống hố ngã chết, mau khiêng nó vào làng đi, ngộ nhỡ có con vật khác đến…” Đường Thanh Thanh dẫn mấy cô gái trượt xuống khỏi cây, nhìn mọi người sững sờ nhìn heo rừng, vội nhắc nhở bọn họ.
Cô đã hấp thu mấy viên linh châu tồn kho của mình, thật vất vả mới dụ được con heo rừng tham ăn đến đây, phải mau chóng xách về thôn cho an toàn.
Trưởng thôn nghe thấy có lý, vội xoay mặt vung tay áo, có bốn người vạm vỡ đứng dậy, bọn họ phân công rõ ràng, mỗi người kéo một góc, không bao lâu sau đã kéo con heo rừng ra khỏi hố sâu.
Đường Thanh Thanh vô cùng hâm mộ.
Không biết khi nào thân thể yếu ớt này của cô mới có sức lực lớn như thế.
Mặc dù vẫn chưa đến lúc tan tầm, nhưng người ở lại ruộng không có tâm trạng làm việc. Tiểu đội trưởng quyết định cho mọi người nghỉ ngơi, cùng đi đến sân phơi lúa.
“Ôi, ông Lưu nhanh nhẹn thật đấy, dùng đến kỹ năng mổ heo rồi.”
Ông Lưu cầm dao phay đặt lên tảng đá mài một phen, vui vẻ nói: “Đã gần hai năm rồi lão già tôi đây chưa được bán hàng, hôm nay hiếm khi được làm, phải tích cực một chút chứ.”
Lời này khiến mọi người đồng cảm, thi nhau nói:
“Đúng thế, đúng thế, đã lâu rồi tôi chưa được ăn thịt.”
“Nhà ông còn may chỉ không có thịt ăn, vại dầu nhà tôi đã hết từ lâu, gần đây chỉ nấu rau dại ăn khiến tôi không còn chút sức lực nào.”
“Chẳng phải sắp có thịt ngay sao, đến lúc đó ông ăn thêm mấy miếng là được.”
“Sao lại nói thế, không biết thịt này có vận chuyển đến công xã không. Cho dù được chia thì người trong nhà đông như thế… Có thể nếm được một miếng tôi đã hài lòng rồi.”
Lời này nói lên tiếng lòng của mọi người, mọi người bàn tán ầm ĩ, trong phút chốc sân phơi lúa trở nên ồn ào.
Đến khi người ở phía trước nhìn thấy người từ trên núi xuống, vội nói: “Đừng làm ồn nữa, lợn đến, mọi người đứng nhích ra đi.”
Lời này vô cùng hiệu quả, mọi người nhanh chóng tách ra, chừa một con đường khoảng hai mét ở chính giữa.
Trưởng thôn phân phó mấy người đàn ông đặt heo rừng lên thớt, sau đó bảo chú Lưu đi mổ heo.
Sau đó anh tìm mấy người già trong làng, bàn xem heo hôm nay nên xử lý thế nào.
“Con heo này tôi nghĩ nên chia hết cho thôn dân, không báo cáo với công xã.” Trưởng thôn nói thẳng.
Trong hai năm qua, lương thực trong thôn đưa đến công xã hết chín phần, người trong thôn chỉ ăn tạm để no bụng, trưởng thôn nhìn thấy vô cùng đau lòng. Bây giờ vô tình có được con heo này, đúng lúc bồi bổ cho mọi người trong ngày mùa.
Bô lão nhà họ Đường nghe vậy là người đầu tiên hưởng ứng.
Bô lão nhà họ Tần lại hơi do dự: “Nhưng mà vào mùa xuân, heo rừng chạy đến trước núi không hợp lẽ thường, vốn định bảo trưởng thôn đi tìm người của công xã đến xem thử đấy…”
Nếu bọn họ đích thân chia con heo này ra thì cần gì phải gọi người đến chứ?
“Ông nghĩ nhiều rồi, chuyện này thôn chúng ta có thể tự mình giải quyết. Để mai bảo con tôi dẫn mấy người lên núi dạo chơi, nhìn xem xảy ra chuyện gì.” Bô lão nhà họ Đường đáp lời.
Vừa rồi ông nghe con trai nói, có lẽ con lợn kia tranh giành lãnh địa trên núi thất bại mới hoảng hốt chạy đến trước núi, không thì sao cả đám trẻ con bắt được con heo rừng to như thế chứ.
Nghe ông lão nhà họ Đường nói thế, trưởng thôn và bô lão nhà họ Tần không nói gì. Dù sao con trai ông Đường cũng là người nhanh nhẹn linh hoạt nhất trong thôn của bọn họ.
Người ở thôn Giang Hạ đều là người gia tộc họ Đường và gia tộc họ Tần, năm đó bọn họ từ phương bắc chạy nạn đến đây, tổ tiên nhìn thấy nơi này có non xanh nước biếc, đất đai phì nhiêu nên chọn định cư ở nơi này.
Cho đến nay, chức vị trưởng thôn đều do người từ nhà họ Đường hoặc nhà họ Tần đảm nhận. Chỉ là nhiều năm qua đi, gia tộc họ Đường suy thoái, đã hai đời trưởng thôn đều xuất thân từ nhà họ Tần.
May mắn, năm đó người trong hai gia tộc cùng chạy nạn, sau đó liên hôn với nhau, tình cảm không tệ, chưa từng cãi nhau.
Đương nhiên, nguyên nhân quan trọng trong đó là trưởng thôn Tần làm việc công bằng, xưa nay không để người trong tộc họ Đường cảm thấy mình bị hắt hủi.
Sau khi quyết định giữ heo lại trong thôn, trên mặt ba người có vẻ vui mừng.
Bô lão nhà họ Tần hỏi: “Vậy con lợn này chia thế nào, trưởng thôn có điều lệ rõ ràng không?”
Trên đường xuống núi trưởng thôn đã suy nghĩ sơ lược, lúc này mới nói: “Cháu vừa xem xét, trong thôn chúng ta có tổng cộng ba mươi lăm gia đình, hai trăm ba mươi mốt người. Một lát nữa chia thử mỗi hộ hai ký rưỡi thịt, nếu như còn lại ít thì chia cho những người góp sức hôm nay. Nếu thừa nhiều thì giữ một phần làm Sát trư thái[1], đến khi đó hầm chia cho mỗi nhà một bát. Hai bô lão trong tộc thấy sao?”
[1] Sát trư thái: Một món đồ hầm ở vùng Đông Bắc
Người ra sức bao gồm đám nhóc lên núi, đám thanh niên khiêng heo và ông Lưu mổ heo.
Hai ông lão tộc họ Đường và họ Tần thấy trưởng thôn đã suy nghĩ mọi thứ đều vô cùng hài lòng, nói thẳng chuyện này cứ dựa theo ý trưởng thôn mà làm.
“Chú Lưu, thịt heo này khoảng bao nhiêu ký?” Sắp xếp xong xuôi, trưởng thôn hỏi ông Lưu một phen.
“Chắc khoảng tám mươi lăm đến chín mươi ký, lại thêm bộ lòng, xương, huyết heo này nọ, xem chừng hơn một trăm mười ký.”
Đây là bản lĩnh thật sự của ông Lưu.
Từ nhỏ ông đã theo người nhà học mổ heo, luyện được mắt nhìn từ sớm. Chỉ cần heo vào tay ông, ông sờ trên dưới một lần, thì có thể đoán được cân nặng của con heo.
Cân nặng này gần giống như trưởng thôn đã tính, cho nên anh bảo chú Lưu chia thịt.
Thịt mỡ và thịt nạc chia đều hai ký rưỡi một phần, về phần lòng lợn và xương còn lại thì để sang một bên, sau cùng xem tình hình mới chia tiếp.
Nhìn ông Lưu cắt thịt, trưởng thôn đi qua sắp xếp người trong thôn xếp hàng.
“Mọi người mau xếp hàng, sắp chia thịt heo, mỗi hộ cử một người xếp hàng trước tôi để nhận thịt.”
Con heo hôm nay tổng khoảng tám mươi lăm ký, cho nên mỗi hộ được chia hai ký rưỡi. Hộ nào ít người thì cho nạc, hộ nhiều người cho nhiều mỡ một chút, mọi người thông cảm cho nhau.”
Trưởng thôn nói một phen, giải thích cách chia thịt cho mọi người, nhìn mọi người tự giác xếp hàng, anh đưa tay ra hiệu: “Chia thịt…”
“Ông Lưu, nhà tôi có mười một người, rất nhiều người, ông phải cho tôi miếng mỡ nha.” Thím đứng đầu hàng báo số người trong nhà, sau đó đặt rổ lên bàn.
“Được, thím nhìn miếng này xem, rất mỡ màng đó.” Ông Lưu Cương vừa nghe trưởng thôn nói, đã cắt một miếng thịt ngon cho vào rổ.
Thím kia vui vẻ cười chỉ thấy răng không thấy mắt.
Lần này được thịt, mọi người vô cùng vui vẻ, đối với việc trưởng thôn chia thịt theo hộ cũng không ý kiến gì. Huống chi ngoại trừ năm heo thôn Giang Hạ cho thịt theo centimet, còn lại đều chia theo hộ, qua nhiều năm như thế mọi người đã quen thuộc từ lâu.
Hàng ngủ nhanh chóng đến lượt của Đường Thanh Thanh.
Cô đã từng nếm thử rất nhiều sơn hào hải vị, lần này kiếm lợn rừng cũng vì nợ ân tình người trong thôn.
Về phần cô được chia nạc hay mỡ không quan trọng, sau khi ông Lưu cắt thịt xong cô không nhìn đã chuẩn bị cầm rổ về nhà.
Hôm nay dây dưa lâu quá rồi, thân thể này mới dẫn khí nhập thể, phải nhanh chóng đi về tu luyện củng cố.



